Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ( 1986 - 2000)

Cập nhật lúc: 15:00 05-03-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Đổi mới nhằm khắc phục khó khăn, sai lầm khuyết điểm mắc phải trước đó, vượt qua cuộc khủng hoảng để đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến lên. Đó là chủ trương lớn của Đảng, là vấn đề sống còn của chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đạị, Vậy nội dung đổi mới là gì? Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu như thế nào? Đó chính là những vấn đề chính của bài viết sau đây

ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 2000)

 

A. MỤC TIÊU

- Hiểu được tính tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH ở nước ta.

- Trình bày được những thành tựu to lớn và khó khăn, yếu kém nước ta cần khắc phục trong quá trình đổi mới (1986 - 2000).

B. NỘI DUNG

I. Đường lối đổi mới của Đảng

1. Hoàn cảnh lịch sử

* Trong nước:

Giai đoạn 1976 - 1985 chúng ta thực hiện hai kế hoạch 5 năm, đạt được một số thành tựu, nhưng nước ta nghèo, lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

* Thế giới:

- CNXH ở Liên Xô và Đông Âu bị khủng hoảng rồi sụp đổ, ảnh hưởng lớn tới các nước XHCN khác.

- Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải cách, mở cửa đạt được những thành tựu to lớn.

  • Chúng ta cần phải tiến hành đổi mới để khắc phục khủng hoảng và kiên trì con đường đi lên CNXH

2. Đường lối đổi mới của Đảng

- Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12-1986), được điều chỉnh bổ sung và phát triển ở Đại hội VII (6 – 1991), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001).

- Nội dung của đường lối đổi mới:

+ Đổi mới đất nước không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho mục tiêu đó thực hiện có hiệu quả với những hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp.

+Đổi mới phải toàn diện đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng đổi mới kinh tế là trọng tâm.

* Về đổi mới kinh tế:

 - Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.

-  Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo qui chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN

-  Mở rộng kinh tế đối ngoại

* Về chính trị:

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác, hữu nghị.

II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)

1. Đại hội toàn quốc lần VI và thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

*Đại hội VI (12-1986) mở đầu công cuộc đổi mới

-Thời gian: từ 15 đến 18/12/1986 tại Hà Nội

- Nội dung Đại hội:

+ Đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong 10 năm đầu cả nước đi lên CNXH.

+ Khẳng định rõ thời kì quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam phải trải qua quá trình lâu dài, khó khăn trải qua nhiều chặng đường.

+ Trước mắt là trong kế hoạch 5 năm đầu tiên thực hiện đổi mới 1986-1990. Chúng ta thực hiện bằng được ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

* Thành tựu

Thành tựu của việc thực hiện  mục tiêu của Ba chương trình  kinh tế.

* Kinh tế

-   Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.sản lượng lương thực từ  2 triệu tấn (1988) lên 21,4 triệu tấn/1989.

-  Hàng hóa trên thị trường  nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

- Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn – 1989), dầu thô…, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.

-   Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).

Như vậy đã:

-  Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản li của Nhà nước.

- Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân

-  Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ.

-   Tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

* Chính trị

- Bộ máy  Nhà nước ở  trung ương và địa phương được sắp xếp lại, theo hướng phát huy dân chủ nội bộ  và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực  của các  cơ quan dân cử.

-   Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

* Ý nghĩa: Những thành tựu bước đầu đạt được đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn phù hợp được toàn dân ủng hộ.

* Hạn chế: Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp. Chưa có tích lũy từ nội bộ đến kinh tế, tiền lương bất hợp lí, sự nghiệp văn hóa  có những mặt tiếp tục xuống cấp, tệ nạn tham nhũng, hối lộ...chưa được khắc phục…

 

2. Đại hội VII (6/1991) tiếp tục sự nghiệp  đổi mới. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995 ( Hướng dẫn học sinh đọc thêm)

3.Đại hội VIII và thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 (Hướng dẫn học sinh đọc thêm).

 

C. CỦNG CỐ

Câu 1. Vì sao đến năm 1986 Đảng ta tiến hành đổi mới?

Câu 2. Hãy nêu nội dung đường lối đổi mới kinh tế chính trị của Đảng.

Câu 3. Nêu nhiệm vụ và mục tiêu, thành tựu và hạn chế của các kế hoạch 5 năm: 1986-1990, 1991-1995, 1996-2000.

 

 

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021