Một số khái niệm, thuật ngữ Lịch sử cơ bản phần Lịch sử Thế giới hiện đại (1945 - 2000)

Cập nhật lúc: 09:10 14-01-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Trong các bài học có những khái niệm, thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến như: "Kế hoạch Mácsan", "Nội chiến Quốc - Cộng"... Bài viết này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về các thuật ngữ, khái niệm thường được nhắc đến trong phần Lịch sử thế giới

MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LỊCH SỬ CƠ BẢN

PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 - 2000)

 

1. Trật tự thế giới:                                   

Là sự sắp xếp phân bổ và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc nhằm duy trị sự ổn định của quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới chỉ có tính tương đối do sự so sánh giữa các cường quốc.

2. Bàn Môn Điếm:

Là một làng nhỏ ở Triều Tiên, nằm đúng vĩ tuyến 38, nơi đây năm 1953 khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc hai bên đã kí hiệp định đình chiến, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới giữa hai nhà nước. Hiện nay Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi giữa hai miền Triều Tiên.

3. Cuộc đại cách mạng văn hóa:

Cuộc cách mạng do Mao Trạch Đông phát động từ tháng 5/1966 đến tháng 10/1976. 9/9/1976 Mao Trạch Đông mất “bè lũ bốn tên” bị bắt (6/10/1976), kết thúc thời kì “Đại cách mạng văn hóa” trong lịch sử hiện đại Trung Quốc.

4. Cải cách:

Đổi mới cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụg đến nền tảng của xã hội hiện hành. Cải cách và cách mạng có quan hệ với nhau, cải cách tiến bộ thúc đẩy cách mạng phát triển.

5. Cách mạng xanh:

Những cải tiến trong nông nghiệp, được tiến hành từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX ở Mỹ, Ấn Độ, Pakixtan… đưa sự tiến bộ trong sản lượng ngũ cốc, lúa… giải quyết sự thiếu thốn lương thực.

6. Chủ nghĩa Mác Cáctin:

Đường lối chống cộng cực đoan do Thượng nghị sỹ Mĩ Mắc Cáctin nêu ra trong những năm 50 của thế kỉ XX. Theo đó, Chính phủ Mĩ sẽ  tiến hành một chiến dịch “săn đuổi”, trừng trị những người bị tình nghi có cảm tình với cộng sản, hoặc có tư tưởng tiến bộ bênh vực người lao động, người da đen,… để loại khỏi cơ quan chính quyền liên bang.

7. Chiến lược toàn cầu: 

Đường lối đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX nhằm thực hiện tham vọng, âm mưu thống trị toàn thế giới, thể hiện thông qua 3 mục tiêu cơ bản: ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống XHCN trên thế giới; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhận; bắt các nước tư bản và đế quốc khác phải phụ thuộc vào Mĩ.

8. Chiến lược “cam kết và mở rộng”:

Đường lối đối ngoại của Mĩ dưới thời tổng thống B. Clintơn (1991 – 2000) với 3 mục tiêu: đảm bảo an ninh của Mĩ luôn hùng mạnh để sẵn sàng chiến đấu; tăng cường, khôi phục tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; dùng khẩu hiệu “dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

9. Cách mạng khoa học - công nghệ:

Cách mạng nghĩa là đem lại sự thay đổi lớn. Cuộc cách mạnh khoa học - kĩ thuật hiện đại được khởi nguồn từ Mĩ với việc phát minh ra máy tính điện tử vào năm 1946. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, có sự biến đổi về chất và kết hợp chặt chẽ với những phát minh lớn lao, được ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế và sinh hoạt xã hội … nên còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

10. Hội đồng bảo an liên hợp quốc:

Cơ quan thường trực cao nhất của liên hợp quộc, gồm 5 ủy viên thường trực là Liên Xô cũ ( Nga bây giờ), Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Nguyên tắc làm việc của hội đồng này là các ủy viên thường trực phải nhất trí hay không phủ quyết  thì nghị quyết của hội đồng mới có giá trị đem ra thực hiện.

11. Hội đồng tương trợ thế giới ( SEV):

Thành lập ngày 8/1/1948 với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. Sau đó một số nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á ( trong đó có cả Việt Nam) tham gia. Mục đích của SEV  là tiếp tục củng cố và hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa , thúc đẩy  sự tiến bộ về kinh tế, kĩ thuật , giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Do sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN, năm 1990 các thành viên đã nhất trí giải tổ chức này.

12.  Kế hoạch Mácsan:

Kế hoạch bành trướng kinh tế do Mácsan đề ra ngày 5/6/1947 dưới danh nghĩa “ viện trợ”  cho các nước châu Âu khôi phục lại kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất của kế hoạch này là tạo điều kiện cho Mỹ vươn lên hàng đầu , điều khiển và can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ các nước khác ( nước nào nhận viện trợ của Mỹ thì không quan hệ với Liên Xô, các nước Đông Âu, cho Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình…)

13 Nội chiến Quốc – Cộng:

Cuộc chiến tranh giữa quốc dân Đảng và Đảng cộng sản. Cuộc chiến tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo (đứng đầu là Mao Trạch Đông) chống các lực lượng phản cách mạng của Quốc dân đảng (do Tưởng Giới Thạch  cầm đầu) trải qua ba lần nội chiến. Cuộc nội chiến lần thứ 3 bắt đầu từ tháng 7 năm 1946 khi Tưởng Giới Thạch phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào vùng giải phóng do Đảng cộng sản kiểm soát. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi của Đảng cộng sản, nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949).

14. Kế hoạch Mácsan:

Kế hoạch bành trướng kinh tế do Mácsan đề ra ngày 5/6/1947 dưới danh nghĩa “viện trợ” cho các nước châu Âu khôi phục lại kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất của kế hoạch này là tạo điều kiện cho Mĩ vươn lên hàng đầu, điều khiển và can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ các nước khác (ví như nước nào nhận viện trợ của Mĩ thì không được quan hệ bới Liên Xô, các nước Đông Âu, cho Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình,…).

15. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO:

Khối liên minh chính trị - quân sự của các nước tư bản do Mĩ cầm đầu, được thành lập theo Hiệp ước liên minh Bắc Đại Tây Dương, kí ngày 4/4/1949. Liên minh này đối đầu với khối Hiệp ước Vacsava của các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu. Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Mĩ tìm cách bành trướng thế lực, lôi kéo nhiều nước Đông Âu gia nhập, can thiệp bằng vũ trang vào công việc nội bộ các nước như vụ Côsôvô ở Nam Tư (1999), Irắc (2003),…

16. Định ước Henxinki:

Văn bản của một hội nghị quốc tế có sự tham gia của 33 nước Tây Âu cùng với Mĩ và Canađa (tháng 8/1975), xác định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia về quyền bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,… nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước. Định ước Henxinki được kí kết là một hướng đi tích cực trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây.

17. Liên minh châu Âu - EU: 

Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới. Trước 1/1/1993 gọi là Cộng đồng châu Âu – EC, trụ sở đóng tại Brúcxen (Bỉ). Quá trình thành lập của tổ chức này diễn ra qua nhiều giai đoạn: Cộng đồng than - thép châu Âu (1951), Cộng đồng kinh tế châu Âu và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (1957). Đến năm 1967, ba cộng đồng trên hợp lại thành Cộng đồng châu Âu và năm 1993 thì được gọi là Liên minh EU.

 

                                                           HẾT 

 

Thực hện: Bùi Thị Thu Hoài

 

Ban chuyên môn Tuyensinh247.com


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021