Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 -1954) - Phần 1

Cập nhật lúc: 15:00 20-01-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Mặc dù còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn luônmột lòng quyết tâm giữ vững Độc lập dân tộc

Bài 18

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(1946 –1950)

(Phần 1)

 

A. MỤC TIÊU

- Hiểu được hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc 19/ 12/ 1946.

- Phân tích được đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta.

- Diễn biến cuộc chiến đấu của ta trong các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, diễn biến, kết quả và ý nghĩa.

- Phân tích, đánh giá và rút ra những nhận định lịch sử.

B. NỘI DUNG

I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.

1. Thực dân Pháp bội ước và cuộc tấn công của ta

- Sau khi ký “hiệp định sơ bộ” và “tạm ước”, Pháp đã bội ước.

+  Pháp tấn công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

+ Pháp khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Ở  Hà Nội, Pháp bắn súng, ném lựu đạn nhiều nơi, gây ra các vụ đẫm máu ở phố Hàng Bún, Yên Ninh; chiếm trụ sở bộ tài chính….

- 18/ 12/ 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

a. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ:

- 12/12/1946: Ban thường vụ TƯ Đảng họp, ra chỉ thị “ toàn dân kháng chiến”.

- 18 đến 19/12/1946: Ban thường vụ TƯ Đảng họp hội nghị bất thường, đã quyết định phát động “ toàn quốc kháng chiến”.

- 20h ngày 19/12/1946: chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Đồng thời công nhân nhà máy Yên Phụ cắt điện → Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

b. Nội dung dường lối kháng chiến:

- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng thể hiện trong các văn kiện: chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”,của Đảng, “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (9/1946).

- Nội dung: “Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.

????? Phân tích nội dung đường lối kháng chiến của ta?

- Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “CM là sự nghiệp của quần chúng”của Chủ nghĩa Mác-Lênin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch  Hồ Chí Minh....Cuộc kháng chiến này nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhân dân nên phải do dân làm; có lực lượng  toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh .

- Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện. cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao ... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

-Kháng chiến lâu dài : So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn  ta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta , tiến lên đánh bại kẻ thù.

-Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù rất coi trọng thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng vận mệnh của dân tộc ta phải do nhân dân ta quyết định, phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ  tuyến 16

- Ở Hà Nội, khoảng 20h ngày 19-12-1946, cuộc chiến đấu bắt đầu, nhân dân ta khiêng bàn, tủ ... làm chướng ngại vật .

+ Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ phủ ,chợ Đồng Xuân.... với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

+ Sau 2 tháng chiến đấu, quân dân Hà Nội đã đánh hơn 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay.

+ 17/2/1947 quân ta rút khỏi thử đô an toàn.

- Ở các đô thị như Bắc Giang, Bắc Ninh, Huế ..... quân dân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.

- Ý nghĩa : tiêu hao sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, tạo điều kiện cho cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta chuyển lên Việt Bắc an toàn. Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản.

2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

(Đọc thêm)

- Di chuyển cơ quan của Đảng và Nhà nước và chiến khu Việt Bắc

- Vận chuyển máy móc, lương thực, thuốc men... ở nơi địch đánh chiếm về nơi an toàn; thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”

- Quy định những người dân từ 18 đến 45 tuổi đều phải tham gia phục vụ kháng chiến

- Đề ra chính sách khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất, văn hóa, giáo dục,... đáp ứng yêu cầu “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”

 

                                                           HẾT 

 

Thực hện: Bùi Thị Thu Hoài 

Ban chuyên môn Tuyensinh247.com


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021