Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930- phần 2

Cập nhật lúc: 15:00 09-01-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930- phần 2 sẽ củng cố kiến thức về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam; là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

 

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ 1925 ĐẾN NĂM 1930

(phần 2)

 

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

   Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

- Năm 1929, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ , lan rộng .

  - Tháng 3/1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở số nhà 5D, phố Hàm Long(Hà Nội), nhằm chuẩn bị cho việc thành lập Đảng.

  - Tháng 6/1929, tại Hà Nội, Đông Dương Cộng sản đảng tuyên bố thành lập, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ, cho ra đời báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận của đảng, cử ra Ban Chấp hành trung ương.

- Tháng 8/1929, tại Nam Kỳ, An Nam cộng sản đảng ra đời, lấy tờ Báo đỏ làm cơ quan ngôn luận, thông qua đường lối chính trị và bầu ban Chấp hành trung ương.

- Tháng 9/1929 những đảng viên tiến bộ của Tân Việt cũng tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

=> Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam. Nhưng sự hoạt động riêng rẽ , tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau , làm cho phong trào cách mạng có nguy cơ dẫn đến chia rẽ.

  -Trước tình hình đó , Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

2. Hội nghị thành lập đảng Cộng sản Việt Nam ( 6/1-8/2/1930)

a.Hoàn cảnh

- Cuối năm 1929 nươc ta có ba tổ chức cộng sản ra đời, nhưng lại hoạt động riêng rẽ, gây ảnh hưởng đến phong trào. Với cương vị là phái viên của quốc tế cộng sản Nguyên Ái Quốc chủ động triểu tập đại biểu của các đảng đến Cửu Long để bàn việc hợp nhất.

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long ( Hương Cảng, Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì.

b. Nội dung

 - Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt...do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

 - Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên :

  +Đường lối chiến lược cách mạng: là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

  +Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc và phong kiến , thành lập chính phu công nông.

  +Lực lượng cách mạng: là công nông , tiểu tư sản , trí thức

  +Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản

ð là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi.

  c. Ý nghĩa sự thành lập Đảng :

   +Đảng ra đời là kết quả đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.

   + Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời kỳ mới.

  +Đảng ra đời là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam; là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

A.    BÀI TẬP CỦNG CỐ

1. Điền những kiến thức tương ứng với cột cho trước:

Thời gian

Sự kiện

6/1925

 

25/12/1927

 

14/7/1928

 

 

Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội

 

Đông Dương cộng sản đảng ra đời

 

An Nam cộng sản đảng ra đời

 

Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời

3/2/1930

 

 2. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành phong trào tự giác?

A. Năm 1928, thực hiện phong trào "vô sản hóa".

B. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo.

C. Tháng 8 - 1925, thợ máy xưởng Ba Son bãi công.

D. Năm 1920, thành lập Công hội.

3. Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị (10 - 1930) là

A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, trung và tiểu địa chủ.

B. công nhân, nông dân.

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

D. công nhân, nông dân, trí thức.

4. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) chứng tỏ điều gì?

A. Mục tiêu cuộc khởi nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân

B. Giai cấp tư sản Việt Nam chưa thống nhất trong chủ trương khởi nghĩa

C. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng tư sản

D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa đúng thời cơ

 

 

 

                                                           HẾT 

 

Thực hiện: Bùi Thị Thu Hoài

 

Ban chuyên môn Tuyensinh247.com


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021