Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì "Chiến tranh lạnh" - Phần 1

Cập nhật lúc: 15:00 26-12-2016 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô và Mĩ là đồng minh cùng chống phát xít. Nhưng khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hai nước lại chuyển sang đối đầu mà đỉnh cao là “chiến tranh lạnh”. Chiến tranh lạnh đã đẩy thế giới luôn ở bên “miệng hố chiến tranh”. “Chiến tranh lạnh” trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thâp kỉ (1947 – 1989). Sau 43 năm căng thẳng, tháng 12/1989, Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Vậy chiến tranh lạnh là gì?

 

QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ “CHIẾN TRANH LẠNH”

 

A. MỤC TIÊU

- Phân tích được nguồn gốc của chiến tranh lạnh, những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN

- Hiểu rõ khái niệm “chiến tranh lạnh” và tóm tắc được nội dung của các cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra từ năm 1945 đến 1875.

- Trình bày được những sự kiện trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây giữa hai phe XHCN và TBCN, những biến đổi cơ bản của thế giới sau chiến tranh lạnh.

B.     NỘI DUNG

I.       MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA “CHIẾN TRANH LẠNH”.

1.      Nguồn gốc mâu thuẫn Đông – Tây:

-         Do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ

  • Liên Xô: Muốn duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
  • Mĩ:

      Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ         làm bá chủ thế giới                                                                                   

  • Sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, Việt Nam… Đã hình thành hệ thống XHCN nối liền từ Đông Âu sang Châu Á => Mĩ lo ngại sự bành trướng của CNXH
  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là cường quốc kinh tế nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. => Tham vọng làm bá chủ thế giới, nhưng lại bị Liên Xô cản đường.

2.      Những sự kiện dẫn đến chiến tranh

Hành động của Mĩ và các nước TBCN

Đối sách của Liên Xô và các nước XHCN

+ 12-03-1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô => Mở đầu cho chính sách chống Liên Xô và các nước XHCN

+ Đẩy mạnh giúp đỡ các nước Đông Âu, Trung Quốc… khôi phục kinh tế và xây dựng chế độ mới – XHCN.

+ 6/1947: Mĩ đưa ra kế hoạch Macsan, viện trợ 17 tỷ đô la giúp Tây Âu khôi phục kinh tế nhằm lôi kéo các nước Tây Âu về phía mình. => “Kế hoạch Marshall” của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.

Tháng 1-1949 Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước.

+ Ngày 4-4-1949, Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ướcVác-xa-va  (Varsava), một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

 

-> Sự ra đời của NATO , Vác –xa-va, kế hoạch Mac –san, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ ÁC LIỆT.

Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô – Mỹ. Các cuộc chiến tranh cục bộ chịu sự tác động của đối đầu Đông – Tây đó là:

1.      Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945-1954.

2.      Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

3.      Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954 – 1975). (Là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất có sự đối lập của 2 phe)

 

 

                                                               HẾT PHẦN 1


 

Thực hiện: Bùi Thị Thu Hoài

 

 Ban chuyên môn Tuyensinh247.com


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021