Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới (1945 – 2000) - Phần 3 - có đáp án

Cập nhật lúc: 15:00 20-03-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Tiếp nối phần 1 và phần 2, câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới (1945 - 2000) phần 3 tiếp tục cung cấp cho các em những câu hỏi ôn tập có đáp án

 

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới (1945 – 2000)

Phần 3

Câu 1. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Phát triển kinh tế.                        B. Gia nhập ASEAN.

C. Giành độc lập dân tộc.                D. Chống chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ.

Câu 2. Luận điểm nào đúng?

A. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các nước phải cải cách kinh tế- xã hội.

B. Toàn cầu hóa là khó khăn và thách thức lớn cho tất cả các nước trên thế giới. Thế giới ngày càng tụt hậu.

C. Toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích, kích thích sự phát triển của các nước đang phát triển.

D. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước trên thế giới cùng phát triển.

Câu 3. Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU chiếm hơn ¼ GDP của thế giới và đã trở thành

A. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh

B. Tổ chức chính trị - kinh tế lớn nhất châu Âu

C. Tổ chức kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

D. Tổ chức chính trị lớn nhất châu Âu

Câu 4. Quyết định chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc được thông qua ở đâu?

A. Pốtxđam(Đức)                 B. Xan Phanxixcô(Mĩ)

C. Ianta (Liên Xô)                D. Vecxai (Pháp)

Câu 5. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A. Hướng về các nước châu Á.

B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu 6. Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đấu tranh vũ trang         

B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

C. Đấu tranh chính trị         

D. Đấu tranh nghị trường

Câu 7. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản

B. Giai cấp vô sản

C. Giai cấp nông dân

D. Giai cấp tư sản

Câu 8. Trong thập niên 70 của thế kỉ XX xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

A. xu thế hòa hoãn Đông – Tây                      

B. xu thế toàn cầu hóa.

C. xu thế đơn cực.                                            

D. xu thế đa cực.

Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy” vì

A. Thường xuyên bị động đất

B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D. 17 nước giành được độc lập

Câu 10. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX thế giới đã

A. đạt nhiều thành tựu ở trên các lĩnh vực.

B. nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cho con người.

C. tăng năng suất sản xuất

D. diễn ra xu thế toàn cầu hóa

Câu 11. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như  thế nào?

A. Đa cực.                                    C. Đa cực nhiều trung tâm.

B. Một cực nhiều trung tâm.        D. Đơn cực.   

Câu 12. Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50-70(XX) là:

A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

B. trình độ khoa học kĩ thuật phát triển cao và hiện đại

C. thành lập được một tổ chức khu vực hoạt động có hiệu quả
D. trở thành trung tâm chính trị có ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới

Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm

C. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản

Câu 14. Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là:

A. Các nhà khoa học công bố  “Bản đồ gen người”

B. Công nghệ ezim ra đời

C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”

Câu 15. AFTA là :

A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ

B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu

D. Khu vực thương mại tự do ASEAN

Câu 16. Nhân loại đã trải qua các cuộc khoa học kĩ thuật nào?

A. Cuộc Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XIX

B. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX

C. Cuộc Cách mạng kĩ thuật và Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc

Cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX

D. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng công nghiệp

Câu 17. Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào?

A. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. TrongChiến tranh thế giới thứ hai.

C. Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 18. Năm nước nào ở Đông Nam Á được gọi là nhóm sáng lập khối ASEAN?

A. Mianma, Xingapo, Philippin, Thái Lan, Brunây

B. Việt Nam, Malayxia, Xingapo, Philippin, Thái Lan

C. Indonêxia, Malayxia, Xingapo, Philippin, Thái Lan

D. Indonêxia, Malayxia, Xingapo, Campuchia, Thái Lan

Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là

A. chế độ phân biệt chủng tộc.      

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chế độ độc tài thân Mĩ. 

D. giai cấp địa chủ phong kiến

Câu 20. Nước nào trở thành thành trì của phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nhật.          B. Trung Quốc.         C. Ấn Độ.       D. Liên Xô.        

ĐÁP ÁN

Thực hiện: Bùi Thị Thu Hoài - Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

1.C

2.A

3.A

4.B

5.C

6.A

7.D

8.A

9.C

10.D

11.D

12.A

13.A

14.C

15.D

16.C

17.A

18.C

19.C

20.D

 

 

 

                                                                         HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021