Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ tiết 2

Cập nhật lúc: 16:00 07-12-2016 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Ấn Độ là nước rộng lớn và đông dân thứ hai ở châu Á. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ

Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ - Tiết 2

 

4. Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN)

- Sự thành lập:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ĐÔng Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.

+ Tránh ảnh hưởng của chiến tranh để quốc đang lan rộng.

+ Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính chất khu vực, tiêu biểu là EEC

=> 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đó là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Singapore, Philippin, Thái Lan.

- Mục đích và nguyên tắc hoạt động:

+ Mục đích: Phát triển kinh tế, văn hóa của các nước thành viên.

+ Nguyên tắc hoạt động: được ban hành tại hội nghị Ba-li (1976)

    _ Tôn trọng chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên.

   _ Cam kết không đe dọa vũ lực, không sử dụng vũ lực trong khu vực.

   _ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

   _ Thúc đẩy quá trình hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

- Hoạt động và phát triển của ASEAN:

Hai giai đoạn:

+ 1967-1976: non yếu, lỏng lẻo.

+ 1976 – nay: khởi sắc.

Quá trình mở rộng: Từ 5 nước ban đầu, ASEAN có quá trình mở rộng thành viên:

+ 1984: Bru-nây

+ 1995: Việt Nam.

+ 1997: Lào và Mianma.

+ 1999: Campuchia.

Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập Asean

- Cơ hội:

+ Phát triển kinh tế văn hóa.

+ Hội nhập quốc tế, nâng cao vị trí của nước ta trong khu vực và trên thế giới

-Thách thức:

+ Cạnh tranh về kinh tế, việc làm.

+ Bảo vệ bản sắc văn hóa khi hội nhập, để hòa nhập nhưng không hòa tan

II. Ấn Độ

1. Quá trình giành độc lập của nhân dân Ấn Độ

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển duwois sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

+ 1946: cuộc biểu tình của công nhân ở Bom-bay, Can-cút-ta, Madrat.

+ 1947: tiếp tục lan rộng.

- Thực dân Anh thực hiện kế hoạch Mao-bat- tơn để chia Ấn Độ làm hai phần:

+ Ấn Độ

+ Pa-kix-tan

Dựa vào căn cứ về tôn giáo.

- 1950: Anh phải trao quyền độc lập cho Ấn Độ.

=>Nước Cộng hòa Ấn Độ ra đời.

* Nhận xét:

- Phong trào đấu tranh của quần chúng vượt qua chủ trương đấu tranh bất bạo động của Đảng Quốc đại.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ thấp đến cao, từ tự trị đi đến độc lập hoàn toàn.

- Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh.

2. Xây dựng và phát triển

- Kinh tế: phát triển toàn diện cả nông nghiệp và công nghiệp.

+ Cách mạng xah trong nông nghiệp, đến năm 1995 trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn ở Đông Nam Á.

+ Phát triển công nghiệp chế tạo phần mềm, là trung tâm sản xuất công nghệ lớn của thế giới.

- Khoa học kĩ thuật: đi đầu trong công nghệ khoa học công nghệ chế tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học vũ trụ.

- Chính sách đối ngoại: đa phương, đa dạng hóa, chú trọng quan hệ với Việt Nam.

--- HẾT ---

 

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021