Cập nhật lúc: 10:00 29-12-2016 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12
Xem thêm: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)
Chương VI: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
Bài 10
CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU
- Nắm vững nguồn gốc, đặc điểm và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
- Hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
B. NỘI DUNG
I. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
1. Nguồn gốc và đặc điểm
- Cách mạng khoa học - công nghệ là cuộc cách mạng có sự biến đổi về chất và sự kết hợp giữa những phát minh lớn lao trong các ngành khoa học và những phát triển trong kĩ thuật sản xuất, tạo thành một lực lượng sản xuất mạnh mẽ, trong đó nhấn mạnh yếu tố công nghệ.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của thế kỉ XX.
* Nguồn gốc:
- Xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Do sự bùng nổ về dân số và sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên.
* Đặc điểm:
- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.
- Mọi phát minh đều bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu khoa học.
2. Những thành tựu tiêu biểu.
a. Những thành tựu tiêu biểu:
- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: loài người đạt được những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực Toán học, Vật lí, Sinh học…
- Trong lĩnh vực công nghệ:
+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, người máy..
+ Nguồn năng lượng mới: Năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử…
+ Vật liệu mới: Polime…
+ Công nghệ sinh học: Công nghệ gen, công nghệ di truyền…
+ Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: Điện thoại di động, tàu siêu tốc…
+ Chinh phục vũ trụ: Đưa người lên mặt trăng, thám hiểm sao hỏa…
b. Tác động:
- Tích cực:
+ Tăng năng suất lao động.
+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.
+ Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
- Hạn chế: Gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được:
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
+ Tạo ra những vũ khí mang tính huỷ diệt cao, đe dọa đời sống con người.
+ Ô nhiễm môi trường, trái đất nóng lên băng tan.
+ Bệnh tật hiểm nghèo, các dịch bệnh lây lan nhanh…
II. Xu hướng toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.
- Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện.
1. Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
2. Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.(IMF,WTO,EU....)
3. Tác động:
- Tích cực:
+ Thúc đẩy nhanh và mạnh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, mang lại sự tăng trưởng cao.
+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế.
+ Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
- Hạn chế:
+ Gia tăng bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước, giữa các nước.
+ Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn.
+ Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ quốc gia.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
C. BÀI TẬP CỦNG CỐ
A. Năng lượng. B. Tin học. C. Công nghệ. D. Sinh học.
3. Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện.
B. xu thế toàn cầu hóa.
C. hòa bình được củng cố.
D. xu thế đa cực.
4. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là:
A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ
B. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng
C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tồ sản xuất
D. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ
5. Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là gì?
A. Đã chế tạo nhiều vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ CTTG III.
B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.
C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.
D. Chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có tính chất hủy diệt, gây ra nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021