Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975) - Phần 1

Cập nhật lúc: 09:00 25-02-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Phần 1 bài Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975) cung cấp kiến thức về sự khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc và sự đối phó của ta với âm mưu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari năm 1973.

Bài 23.

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở  MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

PHẦN I

 

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này, học sinh cần:

            - Nêu được tình hình và nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc kể từ sau Hiệp định  Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết; chỉ rõ những âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam. 

             - Phân tích được những điều kiện lịch sử và thời cơ mới để Đảng ta đề ra kế  hoạch giải phóng miền Nam. Nội dung của kế hoạch giải phóng miền Nam.

             - Trình bày tóm tắt được những diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và  nổi dậy Xuân 1975. Ý nghĩa của chiến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

             - Nêu và phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc  kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).

B. NỘI DUNG

I. Miền Bắc khôi phục và phát triển  kinh  tế-xã  hội,  ra  sức  chi  viện cho miền Nam.

- Sau Hiệp định Paris 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

- Cuối tháng 6/1973,miền Bắc hoàn thành  tháo gỡ bom mìn, thủy lôi, bảo đảm đi lại bình thường.

- Trong hai năm 1973 -1974:

+ Miền Bắc cơ bản khôi phục các cơ sở  kinh tế, hệ thống thủy nông, các công trình   văn hóa,giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

+ Đến cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, đời sống nhân dân ổn định.

+ Đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa vào Nam 57 000 bộ đội cùng khối lượng vật chất - kỹ thuật khổng lồ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.

II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình  định  –  lấn  chiếm” , tạo  thế  và  lực  và  tiến  tới  giải phóng hoàn toàn miền Nam

1. Nghị quyết 21 của Đảng.

* Bối cảnh lịch sử

Sau hiệp định Pari 1973, cách mạng miền nam  đứng trước những thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Có văn bản pháp lí buộc Mĩ phải rút quân => 29-3-1973 Mĩ rút quân về nước

+ Tương quan so sánh lực lượng ở miền Nam hoàn toàn thay đổi có lợi cho ta

- Khó khăn:

+ Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ và cố vấn cho chính quyền tay sai

+ Chính quyền Sài gòn tiến hành các cuộc hành quân „ bình định, lấn chiếm“ vào vùng giải phóng của ta làm ta mất đất- mất dân

=> Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

* Nội dung:

- Miền Nam tiếp tục  cách mạng DTDCND chống Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu

- Nắm vững thế chủ động tiến công chiến lược trên cả 3 mặt trận:quân sự, chính trị, ngoại giao.

-  Con đường giải phóng miền Nam bằng bạo lực

2. Chiến thắng đường 14, Phước Long

* Chủ trương :

-Cuối 1974 đầu 1975,ta mở đợt hoạt động quân sự, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ,

* Kết quả : Giành thắng lợi vang dội ở đường 14- Phước long (6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3000 tên địch

* Ý nghĩa:

- Chiến thắng Phước Long chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta.

- Chứng tỏ sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế.

=> Tạo thời cơ giải phóng miền Nam

III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam , giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc.

1.Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam

* Hoàn cảnh lịch sử mới: 

- Mĩ và đồng minh của Mĩ đã rút hết  quân  đội  về  nước, quân ta liên tiếp  giành  được  thắng  lợi ở chiến trường  miền  Nam, tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.

-Ngày 6/1/1974, ta  giành  thắng lợi lớn  ở  Phước Long, quân đội Sài Gòn bất lực, Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt và đe dọa từ xa.

* Chủ trương, kế  hoạch giải phóng miền Nam: 

- Bộ Chính trị đưa ra kế hoạch giải phóng miền  Nam  trong  hai năm 1975 và 1976, nhưng  nếu thời  cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

- Phương châm: Thần tốc, táo bạo, bất  ngờ, đánh  nhanh, thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho dân, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

 

                                                       

Thực hện: Bùi Thị Thu Hoài  

Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

 


 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021