Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925 (Phần 1)

Cập nhật lúc: 16:00 04-01-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến; đặc biệt là sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp.

PHẦN HAI:  LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

 

CHƯƠNG I:  VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

BÀI 12:  PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ

Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

(Phần 1)

A.    MỤC TIÊU

- Biết rõ những thay đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình Việt Nam.

- Hiểu rõ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm chuyển biến kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ở Việt nam khiến nội dung tính chất của cách mạng Việt Nam có nhiều thay đổi.

- Biết được những sự kiện tiêu biểu và khái quát được phong trào dân tộc và dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 có bước phát triển mới.

- Lên án chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân nói chung, thực dân Pháp nói riêng

   B. NỘI DUNG

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

* Hoàn cảnh:

- Pháp tuy là nước thắng trận sau chiến tranh, nhưng bị thiệt hại nặng nề " Để bù lấp vào chỗ thiếu hụt đó, chúng tăng cường vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

* Nội dung khai thác:

- Kinh tế: Tăng cường đầu tư vốn vào công nhân và nông nghiệp: Trong nông nghiệp, Pháp chủ yếu đầu tư đồn điền cao su; trong công nghiệp chủ yếu khai thác mỏ than, thiếc, kẽm, sắt. Một số ngành ngành công nghiệp nhẹ như dệt, xay xát, muối,... cũng được đầu tư.

- Phát triển giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, các đô thị mở rộng.

- Mở ngân hàng Đông Dương, độc quyền phát hành giấy bạc, nắm mọi huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, tìm cách tăng thuế để bóc lột nhân dân ta,…

2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục, của thực dân Pháp.

- Chính trị, xã hội:

+ Chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau.

+ Lập bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù ráo riết họat động; tiến hành cải cách chính trị - hành chính để đối phó

- Giáo dục:

+ Thành lập hệ thống giáo dục Pháp - Việt từ tiểu học đến đại học, nhưng rất nhỏ giọt.

+ Cho in ấn sách, báo phát phục vụ tuyên truyền cho chủ trương “Pháp – Việt đề huề”; các trào lưu văn hóa phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam.

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.

- Kinh tế: Tạo nên những chuyển biến mới trong nền kinh tế nước ta, song kinh tế Việt Nam vẫn rất rất lạc hậu, mất cân đối, lệ thuộc kinh tế vào kinh tế chính quốc.

- Xã hội: xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, xuất hiện thêm một số giai cấp và tầng lớp mới:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với Pháp để cai trị dân ta, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, chống Pháp.

+ Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến tước đoạt ruộng đất đời sống khốn khổ bần cùng không có lối thoát, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, là lực lượng của cách mạng.

+ Tầng lớp tiểu tư sản có tính thần chống Pháp, nhất là tiểu tư sản trí thức (GV, HS, sinh viên,...)

+ Giai cấp tư sản có 2 bộ phận: tư sản mại bản gắn chặt với đế quốc phong kiến và tư sản dân có tinh thần yêu nước, nhưng dễ thỏa hiệp

+ Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng (22 vạn). Họ bị đế quốc và tư sản bóc lột nặng nề, có quan hệ gần gũi với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước, nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành lực lượng chính trị độc lập, lãnh đạo cách mạng.

=> Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp là cơ bản nhất.

 

Thực hiện: Bùi Thị Thu Hoài

 

 Ban chuyên môn Tuyensinh247.com


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021