Cập nhật lúc: 15:00 15-02-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12
Xem thêm: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 2000)
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH
CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM
(1954 – 1965) - PHẦN I
A. MỤC TIÊU
- Biết được về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương; nguyên nhân việc nước ta bị chia cắt hai miền với chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
- Thấy được nhiệm vụ của cách mạng hai miền trong giai đoạn từ 1954 đến 1965.
- Hiểu được những thành tựu to lớn mà nhân dân hai miền Nam – Bắc đã đạt được và những khó khăn, yếu kém và cả sai lầm mà nhân dân gặp phải.
B. NỘI DUNG
I- TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ
* Phía ta:
- Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định , kiên quyết đấu tranh buộc Pháp thi hành hiệp định
- 10-10 -1954 Hà Nội giải phóng, quân ta về tiếp quản Thủ đô
- Ngày 16 – 5 – 1955, Pháp rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
* Phía Pháp:
- Tháng 5 – 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam vần cố tình gây khó ta như từ chối hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ thế chân
* Phía Mĩ:
- Ở miền Nam, Mĩ thay thế Pháp , dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
2. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam
- Miền Bắc: Khắc phục hậu quả chiến tranh Khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
II – MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 – 1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Ruộng đất còn nằm trong tay dịa chủ, còn tồn tại mối quan hệ SX bọc lột.
- Do thực tế ở miền bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận thống nhất.
- Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương ra nghị quyết: “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”
- Từ 1954 - 1956 miền Bắc diễn ra đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
- Kết quả: 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân..
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng giai cấp nông dân ra khỏi sự bóc lột của địa chủ
+ Xóa bỏ tận gốc giai cấp địa chủ phong kiến
+ Củn g cố khối liên minh công – nông
- Hạn chế:
Ta phạm một số sai lầm như đấu tố tràn lan cả những địa chủ kháng chiến có công với cách mạng.. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ. Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957 nên hậu quả sai lầm được hạn chế và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, khối công nông liên minh được củng cố.
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (HS đọc thêm)
Kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa I: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục kinh tế và phát triển kinh tế- văn hóa”
Ý nghĩa:
- Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
- Tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
- Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960) (HS đọc thêm)
Việc cải tạo quan hệ sản xuất đã có:
* Kết quả: Đã xóa bỏ cơ bản chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Hạn chế:
- Sai lầm như đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần cá thể.
- Thực hiện sai nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ nên không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất.
III – MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960)
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 - 1959) (HS đọc thêm)
- Giữa năm 1954, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
- Đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ; chống “tố cộng, diệt cộng”, “trưng cầu dân ý”....
- Tiêu biểu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn (tháng 8/1954)
- Phong trào bị khủng bố, đàn áp nhưng vẫn dâng cao, lan rộng khắp thành thị và nông thôn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hình thành mặt trận chống Mỹ - Diệm và chuyển dần sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
Thực hện: Bùi Thị Thu Hoài
Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
HẾT
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021