Cập nhật lúc: 15:00 11-03-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12
Xem thêm: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)
Câu hỏi trắc nghiệm Nước Mĩ (1945-2000)
Thực hiện: Bùi Thị Thu Hoài
Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu hỏi 1: Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ
B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.
C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế
D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai, với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn
1. Về kinh tế:
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.
- Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).
- Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).
- Mỹ nắm trong tay gần ¾ dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).
- Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.
- Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.
- Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.
- Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
2. Về khoa học - kĩ thuật
– Là một trong những nước đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử…), sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (năm 1969 đưa tàu và người thám hiểm lên Mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa),…
– Là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học – kĩ thuật đông nhất trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô-ben.
=> Với tiềm lực trên Mĩ đã triển khai kế hoạch toàn cầu
Câu hỏi 2: Để can thiệp vào công cuộc nội bộ của nước khác trong thập niên 90 Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?
A. “Cam kết và mở rộng”
B. “Thúc đẩy dân chủ”
C. “Thế giới phải luôn công bằng”
D. Mĩ là siêu cường duy nhất đóng vai trò lãnh đạo thế giới
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sau khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc, các cựu tổng thống G. Bu-sơ (cha), B.Clin-tơn, G.W. Bu-sơ đã coi “thúc đẩy dân chủ” ở nước ngoài là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Điều đó, theo Mỹ, là để bảo vệ lợi ích quốc gia, song nó lại gây bất ổn cho an ninh khu vực cũng như thế giới. Chính sách của Tổng thống B. Ô-ba-ma sẽ có thay đổi gì trong chiến lược này?
“Thúc đẩy dân chủ” là việc Mỹ dựa vào hình thái ý thức và các tiêu chuẩn giá trị của mình, lấy sức mạnh kinh tế, quân sự làm sức ép, vận dụng nhiều thủ đoạn khác nhau gây ảnh hưởng và làm thay đổi cục diện chính trị của nước khác, thiết lập chế độ dân chủ kiểu Mỹ trên toàn thế giới, để thông qua đó thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình.
Câu hỏi 3: Nguyên nhân chính khiến Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô là:
A. Do Mĩ lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô.
B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.
C. Do Mĩ lo sợ sự mở rộng của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
D. Do Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
– Từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh.
– Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bả0 vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.
– Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Á sang Âu. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao.
– Cũng ngay sau Chiến tranh, Mĩ đã vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới…
=> Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi 4: Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là:
A. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
B. Lập được nhiều tổ chức quân sự trên thế giới.
C. Đàn áp các phong trào cách mạng thế giới.
D. Lôi kéo và chi phối được các nước tư bản đồng minh một thời.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau.
+ Ba mục tiêu chủ yếu:
- Một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
- Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.
- Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
=> Mục tiêu đầu tiên, lớn nhất của Mĩ là ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới được thành công sau khi Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ
Câu hỏi 5: Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học- kĩ thuận lần thứ hai là do
A. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. Mĩ có nhiều nhân tài
C. Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc
D. Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Do đất nước không có chiến tranh lại có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc với đãi ngộ, chế độ lương cao nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật thế giới. Vì vậy, Mĩ có điều kiện để nghiên cứu và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
HẾT
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021