Nước Mỹ

Cập nhật lúc: 11:20 09-12-2016 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ bước sang giai đoạn phát triển với tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia - dân tộc trên hành tinh

LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

CÁC NƯỚC TƯ BẢN TỪ SAU CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2

Bài 6. Nước Mĩ

 

A. Mục tiêu

- Tìm hiểu tình hình kinh tế nước Mĩ từ năm 1945- 2000. Giải thích nguyên nhân phát triển trong từng giai đoạn.

- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của nước Mĩ và những thành tựu nổi bật.

- Tìm hiểu tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ở nước Mĩ.

- Lí giải nguyên nhân vì sao nước Mĩ phát triển rực rỡ về khoa học kĩ thuật.

- Làm rõ chính sách đối ngoại của nước Mĩ trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.

B. Nội dung

I. Tình hình kinh tế

1. Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

- Công nghiệp: chiếm hơn 50% tổng sản lượng công nghiệp thế giới => đứng vị trí thứ nhất.

- Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp gấp đôi tổng sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, CHLB Đức và Italia cộng lại.

- Thương mại: chiếm hơn 50% tàu bè lớn, ¾ trữ lượng vàng thế giới

- Chiếm hơn 40% tổng sản lượng kinh tế thế giới.

=> Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào.

- Chính sách điều tiết của nhà nước.

- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

- Sức cạnh tranh của các công ty, các tập đoàn lớn của nước Mĩ.

- Mĩ không phải chịu những thiệt hại lớn do cuộc chiến tranh thế giới gây ra mà còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

2. Giai đoạn 1973-1991: khủng hoảng suy thoái

- Khó khăn trong phát triển kinh tế, đến nưm 1983 mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

- Nguyên nhân:

+ Do cuộc khủng hoảng năng lượng.

+ Tác động của chiến tranh lạnh.

+ Hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Vấp phải sự cạnh tranh của Nhật Bản, Tây Âu.

3. Giai đoạn 1991-2000

- Phục hồi, phát triển, chiếm 25% sản lượng kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân:

+ Tập trung vào phát triển sức mạnh kinh tế quốc gia.

+ Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

II. Tình hình cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ.

1. Thành tựu

- Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của nước Mĩ phát triển mạnh mẽ.

- Công cụ lao động: máy móc, máy tự động, máy tính.

- Vật liệu mới: polime.

- Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

- Khoa học vũ trụ:

+ 1969: Amstrong chinh phục Mặt trăng.

2. Tác động

- Tăng năng suất lao động

- Tăng chất lượng cuộc sống của con người.

3. Nguyên nhân

- Không bị chịu tác động của chiến tranh thế giới thứ hai nên có điều kiện để phát triển khoa học kĩ thuật

- Các nhà khoa học tìm đến nước Mĩ.

- Chính sách của nước Mĩ quan tâm đến khoa học, giáo dục.

III. Chính sách đối ngoại của Mĩ

1. Chính sách đối ngoại trong thời kì Chiến tranh lạnh

- Thực hiện chiến lược toàn cầu, bá chủ thế giới.

 Chiến lược này mỗi giai đoạn có những tên gọi khác nhau nhưng có ba mục tiêu chính:

+ Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội.

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh.

- Hành động:

+ Gây ra Chiến tranh lạnh. Mục tiêu chiến tranh lạnh là tiêu diệt Liên Xô. Năm 1947, trong một bài phát biểu của Tổng thống lúc đó là Truman đã nói: Liên Xô là ket thù duy nhất, kẻ thù số một của nước Mĩ. Ngay lập tức đề nghị Quốc hội Mĩ thông qua một kế hoạch viện trợ khẩn cấp để Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp biến thành căn cứ tiền phương chống lại Liên Xô.

Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai nước Mĩ và Liên Xô luôn luôn đặt thế giới trước nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

+ Trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ các cuộc chiến tranh xung đột: ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945-1954); trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975)

+ Thông qua các viện trợ về kinh tế để khống chế các nước tư bản đồng minh: Năm 1947, tiến hành kế hoạch Macsan viện trợ 17 tỉ đôla cho các nước Tây Âu, viện trợ không hoàn lại để các nước Tây Âu khôi phục đất nước sau chiến tranh.

- Xu thế hòa hoãn xuất hiện. Năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

=> Đánh giá: Chiến lược toàn cầu của Mĩ chỉ thực hiện được một phần. Mĩ không dễ dàng thực hiện được mục tiêu.

2. Chính sách đối ngoại sau thời kì Chiến tranh lạnh

- Chiến lược “Cam kết và mở rộng” từ năm 1993 dưới đời Tổng thống Bill Clinton với ba điểm:

+ Tập trung sức mạnh đảm bảo an ninh cho nước Mĩ.

+ Tập trung phát triển kinh tế để tăng cường sức mạnh quốc gia.

+ Tiến hành can thiệp “dân chủ” vào các nước khác.

- Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ, Mĩ có lợi thế tạm thời, ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

- Sau sự kiện ngày 11/9/2001, chủ nghĩa khủng bố là một mối đe dọa với an ninh nước Mĩ nên chính sách đối ngoại chống chủ nghĩa khủng bố được ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước Mĩ.

- Quan hệ của nước Mĩ với Việt Nam: năm 1995, quan hệ giữa hai nước Mĩ và Việt Nam chính thức được thiết lập.

--- HẾT ---

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021