Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925 (Phần 2)

Cập nhật lúc: 14:00 05-01-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2) bao gồm các nội dung: Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài; Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam và Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

BÀI 12:  PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ

Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

(phần 2)

 

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài

* Hoạt động của Phan Bội Châu:

 - Từ năm 1914 đến năm 1917, mặc dù bị bọn quân phiệt ở Quảng Châu bắt giam, Phan Bội Châu vẫn tìm cách hoạt động cứu nước.

- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu lại bị Pháp bắt và đưa về Huế giam lỏng, kết thúc cuộc đời hoạt động yêu nước trong tiếc nuối của ông.

* Hoạt động của Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài:

- Sau chiến tranh, nhiều Việt kiều hoạt động ở Pháp, điển hình là Phan Châu Trinh.

- Năm 1922, Phan Châu Trinh đã viết “Thất điều thư”, vạch trần 7 tội đáng chém của vua Khải Định khi ông này sang thăm nước Pháp.

- Ông thường tổ chức các buổi diễn thuyết để lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam hô hào mọi người “Khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh”.

 Thúc đẩy phong trào yêu nước

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

* Hoạt động của tư sản:

- Tổ chức phong trào tẩy chay tư sản hoa Kiều, chủ trương “chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại”, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn,…

- Thành lập Đảng lập hiến (1923) để đòi tự do dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì lại thoả hiệp.

* Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản Việt Nam:

- Một số tổ chức chính trị ra đời lãnh đạo đấu tranh: Việt Nam nghĩa đoàn,  Hội phục Việt, Đảng thanh niên,…

- Cho ấn hành và xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã,…

- Năm 1923, thành lập tổ chức Tâm tâm xã ở  Quảng Châu. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái mở đầu thời kì đấu tranh mới.

- Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đòi để tang Phan Châu Trinh (1926) lan rộng khắp cả nước. 

* Phong trào công nhân:

- Trước năm 1925, phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát.

- Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công, ngăn cản Pháp đưa binh lính người Việt sang đàn áp cách mạng Trung Quốc

 Công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp tiếp tục hoạt động.

- Ngày 18/6/1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, nhưng không được chấp nhận.

 

- Tháng7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam.

- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp ở Tua. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng cộng sản pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng thuộc địa, lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất pháp chống chủ nghĩa thực dân; xuất bản báo Người cùng khổ (Le paria).

- Năm 1925, Người xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

- Tháng 6/1923, Người bí mật từ pháp đi Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế Cộng sản.

- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

* Ý nghĩa: Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam và chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của Đảng.

C. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

    A. Giao thông vận tải.        

    B. Công nghiệp nặng

    C. Nông nghiệp và khai thác mỏ  

    D. Thương nghiệp

Câu 2: Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp ở Việt Nam:

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc 

B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

C. Nông dân, địa chủ phong kiến.    

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

Câu 3: : Vì sao thực dân Pháp lại tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A.      Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

B.      Để khai hóa văn minh cho Việt Nam

C.      Để bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra

D.      Để xoa dịu mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp

Câu 4: Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1917 – 1925?

Câu 5: Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là

          A. phong trào thể hiện ý thức chính trị.

          B. phong trào kết hợp đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, mang tính tự giác.

          C. phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.

          D. phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.

Câu 6: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?

A. Từ chủ nghĩa yêu nước đền với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn

B. Thành lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản

D. Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

 

 

                                                           HẾT 

 

Thực hện: Bùi Thị Thu Hoài

 

 Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

 

 


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021