Tổng kết Lịch sử thế giới

Cập nhật lúc: 17:00 03-01-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại bước vào một giai đoạn mới của Lịch sử thế giới hiện đại với hi vọng sẽ được sống hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới, hiếm có một giai đoạn nào lại có nhiều thay đổi, biến động và căng thẳng như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới ở các châu lục đã diễn ra hết sức phức tạp, đem lại những thay đổi lớn lao và cả những đảo lộn

BÀI 11:  TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

A.   MỤC TIÊU

- Củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giơí hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

- Nhận rõ mốc phân kì 2 giai đoạn trong lịch sử thế giới hiện đại từ 1945- 2000 và nắm vững nội dung chủ yếu mỗi giai đoạn.

- Thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong mối quan hệ giữaViệt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.

 B. NỘI DUNG

I. Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945.

1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới đã được xác lập, đó là trật tự thế giới “hai cực I-an-ta”:

          Sau CTTG II, một trật tự thế giới mới đã được xác lập, thế giới bị chia làm hai cực: cực Đông do Liên Xô đứng đầu (phe XHCN) và cực Tây do Mỹ đứng đầu (phe ĐQCN). Đặc trưng hai cực-hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian của nửa sau thế kỷ XX.

Và Chiến tranh lạnh gần như là một hệ quả tất yếu của tình hình đối đầu, căng thẳng giữa hai phe thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là kết quả tất yếu của trật tự hai cực Ianta.

2. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được thiết lập.

Với thắng lợi của các cuộc cách mạng ở các nước Đông Âu, CNXH đã ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới.Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), Trung Quốc (1949), Cu Ba (1959) đã mở rộng không gian địa lý của hệ thống các nước XHCN- một dải đất rông lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên Bang Xô Viết tới phần phía đông châu Âu và lan cả sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mỹ Latinh.Trong nhiều thập niên, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị-quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của KHKT thế giới.

Do những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ XHCN đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên Bang Xô Viết (1991). Đây là một thất bại nặng nề của PTCS và PTCN quốc tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền và tiến bộ xã hội.

  • Ø Liên hệ tới Việt Nam

Việt Nam cũng là một nước đi theo con đường XNCH. Trước xu thế toàn cầu hóa, trước những biến động của tình hình thế giới thì hệ giá trị độc lập dân tộc và CNXH vẫn là mục tiêu, lý tưởng của nhân dân ta. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn và thách thức: không chú ý tới công tác xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước còn quan liêu, không tuân thủ những quy luật khách quan, kẻ thù ra sức chống phá …. Những điều đó đã hạn chế tốc độ phát triển kinh tế- xã hội.

Vì vậy, CNXH phải tự đổi mới, khắc phục những yếu kém, nhược điểm, hạn chế, đưa nhân dân ta giành thêm những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

3. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.

Các giai đoạn

Khu vực

Nước giành  độc lập

Thời gian độc lập

Kết quả

I. Giai đoạn từ 1945-giữa những năm 1960

Đông Nam Á

Nam Á

 

 

Châu Phi

Mĩ La Tinh

Inđônêxia

Việt Nam

Lào

Ấn Độ

Ai Cập

Angiêri

17 nước

Cu Ba

17/8/1945

2/9/1945

12/10/1945

1947

1952

1954-1962

1960

1/1/1959

 

Hệ thống thuộc địa của CNĐQ- thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ

II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70

Miền Nam châu Phi

Ghi-nê Bit-xao

Mô-dăm-bích

Ăng-gô-la

9/1974

6/1975

11/1975

Thể hiện thắng lợi quan trọng của PTGPDT ở châu Phi

III. Giai đọa từ giữa những năm 70 đến những năm 90

Miền nam châu Phi

Dimbabuê

Namibia

CH Nam Phi

1980

1990

1993

Hệ thống thuộc địa của CNĐQ đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh.

4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những biến chuyển quan trọng

- Mĩ vươn lên giàu mạnh nhất thế giới.

- Các nước tư bản khác cũng phát triển mạnh mẽ và hình thành các trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.

- Các nước tư bản có xu  hướng liên kết kinh tế khu vực tiêu biểu là EU.

=> Mĩ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. Các quan hệ quốc tế mở rộng và đa dạng:

-Tình trạng đối đầu giữa hai siêu cường mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm.

- Tuy nhiên phần lớn các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình vừa hợp tác vừa đấu tranh.

- Cuối cùng “chiến tranh lạnh” cũng chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.

6. Cánh mạng khoa học- kĩ thuật (từ những năm 70 gọi là cánh mạng khoa học- công nghệ) diễn ra trên qui mô lớn và đạt những thành tựu vô cùng to lớn.

- Đặc điểm nổi bật của cuộc CMKHKT hiện đại là KH trở thành LLSX trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất, những nguồn năng lượng mới và nhưng vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao.

* Ý nghĩa:

+ Là mốc đánh dấu sự tiến bộ của nhân loại.

+ Thay đổi công cụ và công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, thông tin vận tải.

+ Loài người bước sang nền văn minh thứ ba “Văn minh hậu công nghiệp” hay còn gọi là “Văn minh trí tuệ”.

Tuy vậy, CMKHKT đã đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng của thời đại văn minh trí tuệ, vấn đề bảo về môi trường sinh thái trên Trái Đất và cả trong vũ trụ, sự cân bằng giữa tăng trướng kinh tế và công bằng xã hội.

 

 

II. Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh

  1. Sau “chiến tranh lạnh” các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
  2.  Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
  3. Tuy xu thế hòa bình và ổn định là chủ đạo, nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn diễn ra nội chiến và xung đột.
  4. Từ thập niên 90 sau “chiến tranh lạnh”,thế giới đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
  • Ø LIÊN HỆ
  • Ø Cơ hội và thách thức khi nước ta tham gia vào xu thế toàn cầu hóa trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị?

- Kinh tế:

+ Cơ hội: Tiếp thu KHKT, mở rộng thương mại, nâng cao mức sống, thu hẹp khoảng cách phát triển.

+ Thách thức: Nguy cơ tụt hậu, bị cạnh tranh quyết liệt.

- Văn hóa:

+ Cơ hội: Giao lưu, quảng bá giáo dục, văn hóa, KHKT.

+ Thách thức: Dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Chính trị:

+ Cơ hội: Nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

+ Thách thức: Đối mặt với những vấn đề mang tính khu vực và thế giới

  • Ø Ngày nay, thế giới đang đứng trước hai vấn đề lớn là: Hòa bình ổn định và Hợp tác phát triển. Vậy, Việt Nam cần làm gì để theo kịp xu thế của thời đại?

- Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật.

- Đối thoại, hợp tác, giao lưu với các nước.

- Tích cực tham gia các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

=> Tranh thủ thời cơ và vượt qua thách thức để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Và trên thực tế Việt Nam đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đường lối đổi mới đất nước và đã đạt  những thành công lớn:

- Tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

- Trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, ASEAN.

- Bình thường quan hệ với Pháp, Mỹ.

- Được chọn là nơi tổ chức các hội nghị cấp cao: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 6(1998), ASEAN 5(2004), APEC 14(2006)……

C. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là?

  1. Trật tự thế giới đa cực
  2. Trật tự hai cực Ianta
  3. Trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu
  4. Trật tự Véc sai-OaSinhTơn

Câu 2: Đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ?

  1. Nhất thế giới
  2. Hai thế giới
  3. Ba thế giới
  4. Tư thế giới

Câu 3: 17 nước châu Phi cùng giành được độc lập diễn ra vào năm nào?

  1. 1945
  2. 1956
  3. 1960
  4. D.   1975

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của cách mạng KHKT ngày nay là ?

  1. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
  2. Cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ
  3. Cuộc cách mạng diễn ra với nội dung, qui mô, nhịp độ chưa từng thấy
  4. Cách mạng KHKT đặt ra những vấn đề phải giải quyết như: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, chiến tranh hạt nhân…..

Câu 5: Vẽ sơ đồ tư duy để tổng kết các nội dung của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000.

 

Thực hiện: Bùi Thị Thu Hoài

 

 Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021