Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam - Phần 3

Cập nhật lúc: 11:00 17-02-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Phần 3 của bài Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam sẽ cung cấp kiến thức về cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" 1961 – 1965

Bài 21:

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH

CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM

 (1954 – 1965) - PHẦN  III

 

V– MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a. Hoàn cảnh

-  Phong trào đồng khởi đã phá tan chiến lược ”chiến tranh 1 phía ”của Mĩ

- 1961 Kenedy điều chỉnh chieens lược toàn cầu mang tên phản ứng linh hoạt => ứng dụng thí điểm ” Chiến tranh đặc biệt ” ở Việt Nam ( 1961-1965)

    -  “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

b. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

c . Thủ đoạn

-  Đề ra kế hoạch Staley - Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng.

- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

+ Lực lượng : Quân Mĩ từ 11000 => 26000 quân , Quân ngụy từ 170000  => 560000 quân

 + Thành lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ  ở miền  Nam đưa cố vấn quân sự Mĩ,

+ Tăng cường phương tiện chiến tranh hiện đại “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”. “Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt”.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

 

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh  đặc biệt” của Mĩ

a. Chủ trương của ta

   -  Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

- Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập

- Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Đảng lãnh đạo nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

b. Thắng lợi của quân dân miền Nam

* Trên mặt trận chống “Bình định”

- Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70%  nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.

=> Chương trình ”bình định miền Nam” bị phá sản về cơ bản.

* Trên mặt trận đấu tranh chính trị

-  Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn         

- Thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhất phụ nữ, tăng ni, phật tử, học sinh – sinh viên.

- Kết quả:

+ Làm lung lay, khủng hoảnh  suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm,

+  Buộc Mĩ phải đảo chính lật đổ Diệm – Nhu (1-11-1963). Đưa  Dương văn Minh lên thay

+  Kenedy bị ám sát Giôn xơn lên thay cùng Macnamarra

* Trên mặt trận quân sự

- Ngày 2 – 1 – 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.

 - Đông Xuân 1964 - 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã (02.12.1964), loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. => “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản về cơ bản.

 -  1965 thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,

=>  làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

c. Ý nghĩa

-   Cách mạng miền Nam  tiếp tục giữ vững thế  chủ động tiến công.

-  Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.

-  Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (tức thừa nhận sự thất bại của chiến tranh đặc biệt).

- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

C. CỦNG CỐ

Câu 1. Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong đông-xuân 1964-1965 là:

A. Thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.

B. Thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Thắng lợi quân sự lớn, chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

D. Thắng lợi quân sự lớn đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.

Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng đã chỉ rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò

A. to lớn đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

B. quyết định trực tiếp đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

C. quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

D. quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Câu 3. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. “Đồng khởi”.

B. Phá “ấp chiến lược”.

C.“Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập cô ng”.

D.“Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 4. Phong trào “Đồng khởi” đã diễn ra đầu tiên ở đâu?

A. Bình Định, Ninh Thuận     

B. Bình Định, Quảng Ngãi.    

C. Bến Tre.

D. Tây Ninh.

Câu 5. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 -1960 là

A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.

B. Thông qua nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.

C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng.

D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.

 

 

Thực hện: Bùi Thị Thu Hoài 

 

Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

 

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021