Nhật Bản

Cập nhật lúc: 15:00 15-12-2016 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12


Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản phải chịu những thiệt hại nặng nề: + Ba triệu người chết, hàng ngàn thành phố, làng mạc, nhà cửa bị phá hủy. + Tình trạng thất nghiệp, đói rét đe dạo nước Nhật. + Nhật Bản vẫn bị Mĩ chiếm đóng. Tuy nhiên không lâu sau đó Nhật đã vươn lên trở thành một trong những siêu cường quốc trên thế giới


CÁC NƯỚC TƯ BẢN TỪ SAU CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2

 NHẬT BẢN

 

 

1. Những cải cách ở Nhật Bản (1945-1954)

a. Những khó khăn của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2

- Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản phải chịu những thiệt hại nặng nề:

+ Ba triệu người chết, hàng ngàn thành phố, làng mạc, nhà cửa bị phá hủy.

+ Tình trạng thất nghiệp, đói rét đe dạo nước Nhật.

+ Nhật Bản vẫn bị Mĩ chiếm đóng.

b. Những cải cách của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2

* Cuộc cải cách ở Nhật Bản tập trung vào 3 nội dung chủ yếu:

- Xóa bỏ nền kinh tế tập trung, xóa bỏ quyền lực tuyệt đối của các Đaibátxư (những tập đoàn kinh tế, những công ty tài chính lớn của Nhật Bản nhưng mang tính chất gia đình).

- Thực hiện cải cách ruộng đất: quy định một địa chủ chỉ sở hữu không quá 3ha ruộng đất, số còn lại chia cho nhân dân cày cấy.

- Thực hiện dân chủ hóa lao động.

* Đánh giá tác động:

- Tác động tối đa quyền lực của Nhật hoàng, những cải cách trên đã xóa bỏ chế độ quân phiệt ở Nhật Bản.

- Tác động đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản ở giai đoạn sau.

2. Sự phát triển kinh tế Nhật Bản (1952-1973)

- Kinh tế phát triển nhanh chóng, 1960-1973 là giai đoạn phát triến thần kì của Nhật Bản.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế có những bước nhảy vọt: trong khoảng 1960 -1969, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đạt 10,8%.

+ Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong ứng dụng và đạt được nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật.

+ Đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực: điện dân dụng, xây dựng cơ bản, phương tiện giao thông: Nhật Bản là nước đầu tiên xây dựng cầu vượt biển.

=>Nhật Bản đứng thứ hai trong thế giới tư bản, chỉ sau Mĩ. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới sau chiến tranh thế giwois thứ hai.

- Nguyên nhân:

+ Yếu tố con người là yếu tố qua trọng nhất.

+ Những chính sách điều tiết kinh tế hợp lí của nhà nước.

+ Sự cạnh tranh có hiệu quả của các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản.

+ Nhật Bản áp dụng hiệu quả những thành tựu hiệu quả về công nghệ.

+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, chiếm chưa tới 1% GDP quốc gia.

+ Nhật Bản biết lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản

- Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2: Nhật Bản là đồng minh thân cận với Mĩ.

+ 1951: Hiệp ước Hòa bình – Xan Phranxco (Mĩ) được kí kết, chấm dứt sự chiếm đóng của quân đồng minh của Mĩ ở Nhật Bản.

+ 1952: Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết. Nội dung của Hiệp ước có những điểm sau:

_ Nhật Bản đứng dưới chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ.

_ Nhật Bản đồng ý để Mĩ đóng quân trên lãnh thổ Nhật Bản.

Năm 1962, Hiệp ước này được kí lại và đến những năm 90, Hiệp ước này được kéo dài vĩnh viễn.

- Năm 1977: Học thuyết Phưcưđa – “Trở về châu Á”

Năm 1991: Học thuyết Kaiphu bổ sung cho học thuyết Phưcưđa.

- Năm 1973: Nhật Bản đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021